Để chống lại âm mưu xóa nhòa Lịch sử Dân tộc của loài quỷ đỏ phản quốc, ta cổ võ toàn dân đọc Sử Việt.
**
TRỐNG ĐỒNG: Bản quyền Lạc Việt
Ai là người sáng chế ra trống đồng?
Tàu nói: Hình chim trên trống mặt trống đồng là hình con cò, con sếu.
“ Theo học phái Trung Quốc, hình những
“con chim bay” được khắc chạm trên trống đồng Ngọc Lũ (ở vòng thứ ba
ngoài cùng) là loại cò, sếu; và họ tin rằng chính cư dân nước Sở ở đồng
bằng Trung Nguyên Trung Quốc ngày xưa đã dùng trang trí trống đồng, sau
đó mới lan truyền xuống các tộc ít người khác ở phía Nam.
Ta nói: Đó là con chim Lạc, biểu tượng Vật tổ của giống nòi Lạc Việt
( Tiếng bình dân là con chim cồng cộc. Dân quê Miền Nam gọi: Chim bói cá )
“ Trong khi ấy, học phái Việt Nam tuy
cũng chấp nhận là loại cò, sếu, nhưng nhìn nhận đó là biểu tượng vật tổ
“chim Lạc” của nhân dân Việt Nam. Dù vậy, theo kinh nghiệm hiểu biết cá
nhân, chúng tôi nhận diện: đó không phải là hình thù của loại cò sếu
trong tư thế đang bay, vì khi bay, chân chúng phải duỗi thẳng để bay.
Nhưng, đây là LOẠI CHIM LẶN BẮT CÁ trong những đầm nước mặn hoặc nước
lợ, dọc theo các vùng duyên hải, mà người địa phương Bình Định và một sổ
tỉnh Miền Trung gọi là: CHIM CỒNG CỘC. Tra từ điển tiếng Anh, chúng tôi
thấy có từ “cormorant”, hoặc “anhinga”, và được Từ điển Lạc Việt dịch
là “chim cốc”. Xin xem hình đính kèm: Chim cồng cộc đang lội trong đầm
kiếm cá. Chim cồng cộc trong tư thế bay lượn.
Khi bắt cá, chim cồng cộc
lặn sâu dưới nước và lặn xa hàng chục mét. Với tư thế của chim trong
hình khắc chạm trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, chúng tôi tin đó là tư thế
của chim cồng cộc trong lúc rượt đuổi bắt cá. Chúng đang đưa ngang đôi
cánh để vừa lái và vừa quạt, phối hợp với hai chân cũng đang trong tư
thế quắp lại để quạt nhanh về phía trước. Những lúc “trời êm, bể lặng”,
người đánh bắt cá đứng trên thuyền cũng có thể trông thấy cái tư thế
rượt đuổi cá của chim, giống y hệt như trong hình khắc chạm trên trống
đồng.
Xin xem hình dưới được trích mượn từ bài viết “Tìm hiểu ý nghĩa
những hình vẽ trên bề mặt trống đồng Ngọc Lũ” của học giả Lê Văn Siêu và
do Lê ngọc Minh cập nhật ngày 9/9/2010.[3] Chim lạc khắc trên bề mặt
trống đồng Ngọc Lũ Như vậy, theo thiển ý chúng tôi, người Việt xưa muốn
biết chỗ nào có cá nhiều trong sông biển, có thể phải theo dõi sự xuất
hiện của loại chim nước này. Và vì thế, cũng theo hiểu biết chúng tôi,
đây mới là lí do xác thực để dân chúng Lạc Việt chọn loài chim nước này
làm vật tổ. Bằng chứng là cho đến nay, không những chúng ta còn trông
thấy những hình thù chiếc thuyền được chạm khắc trên trống đồng với đầu
thuyền hình đầu chim và đuôi thuyền hình đuôi chim; mà ngay trên sông
biển Việt Nam ngày nay, chúng ta vẫn còn trông thấy những chiếc ghe
thuyền có vẽ hình mắt chim ở đầu ghe thuyền.
Ngoài ra, sự xuất hiện của
loại chim lặn bắt cá này ắt phải tùy thuộc vào thời tiết và mùa cá xuất
hiện. Theo câu chuyện kể của học giả Đào Duy Anh, được Tiến sĩ Lê Mạnh
Hùng dẫn lại trong sách Nhìn lại SỬ VIỆT của ông, thì sở dĩ có tên gọi
Lạc Việt là vì: Ngày xưa có một bộ lạc ở vùng biển Phúc Kiến, Trung
Quốc. Hàng năm cứ theo gió mùa họ lại nhân gió bắc mà vượt biển đến các
miền duyên hải ở phương Nam, đại khái là vùng Hải Nam và vùng đồng bằng
sông Hồng và sông Mã của Việt Nam. Đến mùa gió nồm họ lại vượt trở về
nơi căn cứ. Trong những cuộc vượt biển hàng năm đó, họ tự ví mình như
con chim lạc, một loại chim nước ở vùng Giang Nam mà đến mùa đông họ
thấy cũng rời vùng Giang Nam mà bay về nam đồng thời với việc xuất dương
của họ. Đến mùa gió nồm họ lại cũng thấy những con chim lạc này cất
cánh quay trở về vùng Giang Nam đồng thời với họ. Rồi ý niệm đó chuyển
thành quan niệm tô-tem khiến họ nhận con chim lạc kia làm vật tổ.
Cái
tên vật tổ đó trở thành tên của bộ lạc và bộ tộc đó trở thành bộ tộc
Lạc.[…] Sau này, khi nước Việt đời Xuân Thu bị nước Sở diệt, những tù
trưởng dân Lạc ở xứ Mân (Phúc Kiến) kéo cả bộ lạc di cư về vùng đồng
bắng miền Bắc Việt Nam mà trước đó họ đã biết rằng rất phì nhiêu. Đến
đây họ còn giữ tên thị tộc cũ là Lạc. Và chính bằng tên ấy, Lạc, mà các
nhà sử gia Trung Hoa gọi họ.
Mặt khác, cũng theo thiển ý chúng tôi,
tên gọi “chim Lạc” này cũng có thể có ý nghĩa liên hệ với tên “sông
Lạc”, “ruộng Lạc”, cũng như “Lạc Việt”, “Lạc Hồng”, v.v… Chẳng hạn, theo
lời kể của sách cổ Thủy Kinh Chú dẫn lại Giao Châu ngoại vực ký, thì:
“Đời xưa đất Giao Chỉ khi chưa chia thành quận huyện, ruộng đất được gọi
là Lạc điền, nước lên xuống theo thủy triều. Dân cư cấy bừa trên ruộng
đó để sinh sống” (Lê Mạnh Hùng, sđd, tr. 67). Hoặc theo nhận xét của cố
Linh mục Giáo sư Lương Kim Định, được tác giả Phạm Trần Anh trích dẫn và
viết lại trong sách Huyền tích Việt , thì “Hồng Hộc, chim nước của Việt
tộc thể hiện nguyên lí Âm Dương Giao Chỉ vì nó vừa bay lên trời vừa
xuống dưới nước.” (*)
TRỐNG ĐỒNG: Biểu tượng uy quyền Bộ tộc
Chúng tôi rất kính phục và cảm ơn các nhà
khảo cổ Tây phương nhất là ở trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp, để rất nhiều
năm tháng và tâm tư cùng đem những sử học, mày mò, khảo sát, suy luận
và giả thiết. Các vị ấy đã viết nên cả những bộ sách lớn khiến trống
đồng trở thành một vật nổi tiếng trên Thế Giới. Nhờ các vị mà rất đông
những nhà học giả của nước chúng tôi khi đề cập đến di sản văn hoá này
cũng đã khiến được cho quần chúng bình dân biết đại khái rằng ngày xưa các bộ lạc của tổ tiên mình thờ vật tổ là con chinh tên là Lạc, thờ thần mặt trời
( vì hình vẽ ở trung tâm mặt trời loé ra nhiều tia sáng),lại có những
hình người đội mũ cánh chim, mặc áo xòe ra như lông cánh chim, rồi có cả
mắt chim ở đầu mũi thuyền, đầu mũi tên, trên mái chèo, bánh lái thuyền,
…
Nhiều vị xác quyết rằng bộ lạc cổ xưa này
sau đó di cư đến các hải đảo Thái Bình Dương, nên có liên hệ bà con với
bộ lạc Dayak ở Bornéo, còn có hình thuyền giống như trên trống dùng vào
dịp tang lễ. Nhiều vị khác còn thêm tại miền Bắc có bộ lạc hay hoá
trang cái đầu thành đầu chim trong lễ nghi cúng kiếng theo điệu trống
đồng.
Trống vốn không biết nói, cũng không biết
thế nào mà dám cãi. Thôi thà tuỳ người ta nhớ được một tiền tích nào ở
đâu thì sẵn ghép cho nó những nội dung khác nhau. Ra sao nó cũng phải
chịu.
Chúng tôi chỉ trộm nghĩ rằng,
trống đồng xưa chỉ tù trưởng mới được phép có, nó như một ấn ngọc tỷ,
biểu tượng uy quyền của vị Hoàng Đế, người ta chả nên lầm mà
hiểu nó như một sản phẩm công nghệ để trao đổi trong phiên chợ, và hiểu
những hình vẽ là để cho vui mắt người mua dùng.(**)
TRỐNG ĐỒNG: Quyển lịch vạn niên
Tài ba và nhiệm vụ của tù trưởng
Một tù trưởng hẳn phải có nhiều đám dân
đến hỏi những việc thuộc đời sống hằng ngày của họ. Ông phải có hiểu
biết gì hơn họ và chỉ bảo họ ra sao?
Chẳng hạn, có đám hỏi đêm nay có thể đi săn được không?
Liệu có trăng không? Trăng lên vào chặp tối hay gần sáng?
Ngày mai nước có lên không? Có thể cho thuyền ra khơi đánh cá được không?
Mùa này nên ở nhà hay đi hái trái?
Đã nên giả gạo để ủ làm rượu dùng vào ngày lễ nào đó chưa?
……
Ông tù trưởng phải có nhiệm vụ biết ngày
giờ, sáng tối, trăng tròn trăng khuyết, tiết trời nóng lạnh, mưa gió,
con nước, tình hình muôn thú, cũng như những dịp lễ lạt phải chuẩn bị
trước. Sự tích lũy kinh nghiệm của nhiều đời tù trưởng đã phải được ghi lại, cũng như phải có gì để mà ghi lại, để mà làm việc và hướng dẫn quần chúng.
Một quyển lịch cổ xưa
Vì các lý lẽ trên, vị tù trưởng phải có
một quyển lịch năm, tính theo tuần trăng, theo mùa màng khí tiết, đặt
ngay cạnh mình, để dân hỏi gì là tra ngay ra được câu trả lời.
Lịch ấy vạch trên đồ đất nung thì dể vỡ,
dễ mòn, không truyền được nhiều đời. Vạch trên mặt trống đồng thì thật
là tiện, gọn, đúng với vật biểu tượng uy quyền của mình cùng cả dòng tù
trưởng.
Vậy những hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ là một quyển Âm Lịch,
có tháng đủ, tháng thiếu, có đêm trăng tròn, trăng khuyết, hay không có
trăng, lại có cả năm nhuận và chu kỳ 18 năm để tính tháng dư, cũng như
có những chỉ vạch về 4 mùa trong năm.
Nếu vậy thì không những không có gì là mê
tính ( thờ chim, vật tổ mặt trời, mặt trăng, ca vũ để cầu thần linh,…)
mà có vẻ như người xưa còn có tinh thần thực tế, hợp lý, khoa học, chính
xác, chưa biết chừng người đời nay còn phải giật mình là đằng khác nữa.
Kết luận:
Mặt trống đồng Ngọc Lũ quả đúng là một
quyển lịch được sắp xếp và vẽ một cách thông minh. Trừ một vài chi tiết
chưa hiểu rõ như đã nói, những nét chính của hình vẽ đã khiến ta chân
thành khâm phục rằng: Với mức độ hiểu biết và tiến hoá của đời nay cũng
chưa chắc có người bố trí nổi một bản ghi thời gian tài tình như
thế.(**)
HỒI TRỐNG MÊ LINH
Một xin trả sạch nước thù
Hai xin thu lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẽn vẹn sở công lịnh nầy
Bà Trưng quê ở châu Phong,
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quện
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quận
Ngàn Tây nổi áng phong trần,
Ầm ầm binh mã xuống gần Long biện
Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh,
Lĩnh nam riêng một triều đình nước tạ
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quện
Chị em nặng một lời nguyền,
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quận
Ngàn Tây nổi áng phong trần,
Ầm ầm binh mã xuống gần Long biện
Hồng quần nhẹ bước chinh yên,
Đuổi ngay Tô Định dẹp tan biên thành
Đô kỳ đóng cõi Mê Linh,
Lĩnh nam riêng một triều đình nước tạ
TRĂM NĂM BIA ĐÁ THÌ MÒN
NGÀN NĂM BIA MIỆNG VẪN CÒN TRƠ TRƠ
Mã Viện: Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt
Minh Tư Tông Chu Do Kiểm ( Sùng Trinh ): “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục””
( Trụ đồng đến nay rêu đã xanh )
Giang Văn Minh, sứ thần Đại Việt: “ Đằng Giang tự cổ huyết do hồng
( Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ )
Người sưu tập
Nguyễn Nhơn
(*) vns.hnue.edu.vn/Tư-liệu/Lịch-sử/article/16
TRỐNG ĐỒNG: phản ánh nét văn hoá Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung,
(**) Việt Nam Văn Minh Sử – Lê Văn Siêu
No comments:
Post a Comment