Lịch Sử VIỆT NAM

Lịch Sử VIỆT NAM

Tuesday, June 28, 2016

Trần Hưng Đạo - Thân Thế Và Sự Nghiệp


Trần Quốc Tuấn là Tôn thất nhà Trần, con An Sinh Vương (Trần Liễu) anh cuả vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh). Quê làng Tức Mặc phủ Thiên Trường thời Trần, nay là thôn Bảo lộc xã Mỹ Phúc ngoại hành Nam Định. Trần quốc Tuấn sinh năm Bính Tuất- Kiến trung thứ 2(1226)(có sách ghi 1228). Thuở nhỏ, có người đã phải khen. Ông là bậc kỳ tài. Khi lớn lên, Trần Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, thông kim bác cổ, văn võ song toàn.
Vào thế kỷ 13, đế quốc Nguyên-Mông mở rộng chiến tranh chinh phục, gây đau thương tang tóc cho biết bao quốc gia, dân tộc từ Á sang Âu phải chịu cảnh nô lệ hoặc bị xoá tên trên bản đồ thế giới. Nhưng ba lần kéo quân sang xâm lược Đại Việt đều bị thất bại thảm bại. Trong ba lần kháng chiến chống xâm lược Nguyên-Mông. Lần thứ nhất (1258) Trần Quốc Tuấn giữ vai trò quan trọng chỉ huy quân thuỷ bộ chặn giặc ở biên giới. Lần thứ hai (1285) và lần thứ ba(1288) ông được vua Trần giao giữ chức Tiết chế thống lĩnh việc quân.

Với tri thức quân sự uyên bác, kết hợp tinh thần yêu nước nồng nàn và lòng trung thành vô hạn với Tổ quốc. Trần Quốc Tuấn đã góp phần lớn lao vào công cuộc kháng chiến thắng lợi.
Thiên tài quân sự của ông đã được khẳng định về mọi phương diện lý luận và thực tiễn. Đó là xây dựng cả nước một lòng tòan dân chung sức đánh giặc, lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, dùng đỏan binh chế trường trận. Giải quyết sáng taọ giưã phòng ngự và phản công,kết hợp các hình thức, biện pháp đấu tranh, đánh địch tòan diện trên tất cả các mặt trận, các lực lượng, nắm vững các yếu tố thiên thời, địa lơị, nhân hoà taọ nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng quân thù hùng mạnh. Ông đã cống hiến rất lớn cho nền nghệ thuật quân sự nước nhà, đặt cơ sở cho việc hình thành binh pháp Việt Nam và đã để lại cho đời sau các sách binh thư quý giá: Binh thư yếu lược, và Vạn kiếp tông bí truyền thư .
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn không những là một thiên tài về quân sự mà còn là nha văn hoá lớn. Bản hịch tướng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn, mang tư tưởng của một nhà tư tưởng lớn, lấy dân làm gốc là cốt lõi trong kế giữ nuớc “Vả lại khoan thư sức dân làm kế sâu gốc bền rễ đó là thượng sách giữ nước”. Ông luôn chăm lo và đaò tạo và trọng dụng người tài,Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Laõ, Yết Kiêu, Dã Tượng…đều từ cửa tướng của ông mà ra. Ông chú trọng đoàn kết, lấy đồng tâm hoà thuận của vua tôi, anh em trong việc “nước nhà chung sức”, tướng sĩ một lòng “phụ tử” như cha con, dẹp nổi lòng thù hận việc nhà, giữ một tấm lòng trung trinh son sắt vì vua, vì nước.
“Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng tài có đủ tài đức. Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng. Là tướng nghiã, ông coi việc phải hơn điều lợi. Là tướng chí, ông biết lẽ đời sẽ dẫ đến đâu.Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, cho nên trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông. Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ bị gì. Cho nên cả ba lần đánh giặc Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn.”
Đất nước thanh bình Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lui về sống ở Vạn Kiếp. Ông đã dựa vào địa thế vùng Vạn Kiếp mà Kiếp Bạc là trung tâm để lập phủ đệ và quân doanh làm phòng tuyến chiến lược giữ mặt Đông Bắc của Tổ Quốc. Ông còn cho trồng các loại cây thuốc để chưã bệnh cho binh sĩ và nhân dân trong vùng. Muà thu tháng 8, ngày 20 năm Canh tý, Hưng Long thứ 8, tức ngày 5-9-1300 trái tim người anh hùng đã ngừng đập. Theo lời dặn, thi hài ông được hoả táng thu vaò bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giưã cánh rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ. Sau khi ông mất triều đình phong tặng là Thái sư Thượng Phụ quốc công Tiết chế Nhân Võ Hưng Đaọ Vương. Nhân dân vô cùng thương tiếc người anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc nên lập đền thờ Ông trên nền Vương phủ gọi là đền Kiếp Bạc. Dân ta kính trọng vinh danh Ông là Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương lập đền thờ Đức Thánh Trần ở nhiêù nơi.
Năm 1984, hội nghị các nhà nghiên cứu quân sự trên thế giới họp ở Luân Đôn nước Anh đã xếp Trần Hưng Đạo vaò danh sách 10 vị nguyên soái lỗi lạc nhất trên thế giới từ trước đến nay.
Trần Hưng Đạo là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hoá vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Cuộc đời, chiến công, tư tưởng và ý chí của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là những bài học sâu sắc và động lực thôi thúc không bao giờ cạn cho mọi người con dân nước Việt vượt qua bao khó khăn, xóa bỏ hận thù, xếp lại quá khứ, hướng tới tương lai, đòan kết xây dựng một nước Việt Nam Giàu mạnh Văn minh .
(Sưu Tầm)

No comments:

Post a Comment